Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY


Phương Đông và phương Tây vốn luôn chứa đựng nhiều quan niệm khác biệt. Bộ ảnh đồ họa dưới đây sẽ đề cập tới sự khác biệt đó dưới góc nhìn gắn gọn, hài hước, thú vị, đầy tính chiêm nghiệm.
 Một nghệ sĩ trẻ người Trung Quốc có tên Yang Liu hiện đang sinh sống tại Đức vừa cho ra mắt bộ ảnh đồ họa có tên “East Meets West” (Đông Tây gặp gỡ). Bộ ảnh cho thấy sự khác biệt trong đời sống văn hóa – xã hội giữa phương Đông và phương Tây.
 “Đông Tây gặp gỡ” thể hiện cách nhìn vừa chính xác vừa hài hước về sự khác biệt muôn thuở. Nghệ sĩ Yang Liu cho biết: “Những thông tin được thể hiện trong bộ ảnh đồ họa này mang ý nghĩa tương đối cá nhân, dựa trên những trải nghiệm và cảm nhận của bản thân tôi sau gần hai thập kỷ sinh sống ở Châu Âu”.
 Dưới đây là bộ ảnh thú vị của nghệ sĩ Yang Liu:
  Cách thể hiện ý kiến cá nhân
Cách thể hiện ý kiến cá nhânNgười phương Tây quan trọng sự thẳng thắn. Người phương Đông đề cao sự khéo léo, mềm mỏng.
 Phong cách sống
Phong cách sốngNgười phương Tây đề cao cái Tôi, năng lực cá nhân, cá tính riêng… Người phương Đông trân trọng cái Ta, con người phải luôn biết hòa nhập với môi trường xung quanh để tạo nên sự hài hòa.
 Vấn đề đúng giờ
Vấn đề đúng giờ: Đúng giờ là yếu tố rất được tôn trọng trong các cuộc gặp gỡ ở thế giới phương Tây. Người ta không cần đến sớm để thể hiện sự tôn trọng nhưng càng không nên đến muộn vì đó là hành động bất lịch sự. Người phương Đông thì khác, họ có thể xê dịch giờ hẹn đôi chút và điều đó không trở thành vấn đề lớn.
 Cấp trên
Cấp trên: Trong thế giới phương Tây, sếp cũng là người đi làm kiếm sống như nhân viên, chỉ có điều cấp bậc, tầm nhìn và lương bổng của sếp cao hơn một chút. Ở phương Đông, sếp được coi là “người khổng lồ”.
 Các mối quan hệ và sự kết nối trong xã hội
Các mối quan hệ và sự kết nối trong xã hội: Các mối quan hệ trong thế giới phương Tây không mang nặng tính “dắt dây” như trong xã hội phương Đông.
 Cách thể hiện cảm xúc
Cách thể hiện cảm xúc: Người phương Tây vui buồn đều thể hiện khá rõ ràng còn người phương Đông có thể “trong héo ngoài tươi”.
 Văn hóa xếp hàng
Văn hóa xếp hàngThực tế văn hóa xếp hàng đã dần hình thành tại nhiều nước phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy vậy, nhìn chung, nó chưa ăn sâu vào nếp sống của người phương Đông ở mọi lúc mọi nơi.
 Nhìn nhận về bản thân
Nhìn nhận về bản thânNgười phương Tây rất quan trọng cái Tôi, đề cao tính cá nhân trong một số khía cạnh của đời sống. Họ đòi hỏi những người xung quanh phải tôn trọng những gì thuộc về vấn đề cá nhân. Ở phương Đông, cái Tôi thường nhỏ bé, dễ bị khỏa lấp và việc quên đi cái Tôi được cho là một đức tính đáng khen ngợi.
 Đường phố ngày cuối tuần
Đường phố ngày cuối tuần: Những ngày cuối tuần, đường phố phương Tây thường vắng vẻ, họ không đổ ra đường mà thường có hai lựa chọn: một là ở nhà ngủ bù cho cả tuần lao động vất vả, hai là về miền quê vui chơi, hít thở không khí trong lành. Ở phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn, người dân thường đổ ra đường, tới các khu vui chơi và trung tâm mua sắm để giải trí.
 Tiệc tùng
Tiệc tùngTại những bữa tiệc trang trọng, người phương Tây thích đứng thành nhóm nhỏ, rủ rỉ trò chuyện. Người phương Đông thích ngồi thành những nhóm lớn, trò chuyện ồn ào, đó được coi là biểu hiện của sự hào hứng, vui vẻ. Tiệc càng ồn càng chứng tỏ tổ chức thành công.
 Tiếng ồn trong nhà hàng
Tiếng ồn trong nhà hàng: Người phương Tây rất ngại việc nói to ở nơi đông người. Vì vậy, ở nơi công cộng như nhà hàng, quán ăn, họ nói nhỏ, chỉ đủ để người ngồi với mình nghe thấy. Ngay cả việc gọi nhân viên phục vụ cũng được thể hiện bằng ánh mắt và động tác tay. Người phương Đông khá vô tư trong việc này, họ có thể nói to, gọi nhau í ới ở nơi đông người.
 Thức uống “lành mạnh”
Thức uống “lành mạnh”Ở phương Tây, nếu ai đó bị yếu bụng hoặc đau dạ dày, khi dùng bữa, họ sẽ uống nước ngọt có gas, trong khi đó, người phương Đông sẽ gọi trà hoặc nước khoáng.
 Đi du lịch
Đi du lịchNgười phương Tây đề cao việc quan sát và trải nghiệm thực tế trong suốt chuyến đi. Trong khi đó, đối với người phương Đông, việc lưu lại hình ảnh làm kỷ niệm trong từng chặng đường, từng địa điểm thăm quan là một việc quan trọng không kém.
 Vẻ đẹp lý tưởng
Vẻ đẹp lý tưởngNgười phương Tây thích da nâu, người phương Đông thích da trắng.
 Trẻ em trong gia đình
Trẻ em trong gia đìnhTrẻ em ở phương Tây không được cả gia đình chăm lo, ưu ái như ở phương Đông. Trong gia đình phương Tây, trẻ em có vị trí ngang bằng như những thành viên khác trong nhà, cũng có quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Ở phương Đông, em bé thường được coi là trung tâm thú vị của cả nhà và các thành viên sẽ xoay quanh “tâm điểm” này.
 Giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề: Người phương Tây coi trọng kết quả sau cùng, vì vậy, họ sẵn sàng đương đầu với vấn đề cản trở, cốt sao đạt được mục tiêu nhanh nhất. Người phương Đông quan trọng quá trình thực hiện. Vốn không thích đối đầu, xung đột, nên người phương Đông có thể chấp nhận đi vòng một chút, tuy mất thời gian hơn nhưng vẫn đạt được kết quả sau cùng và không tổn hao quá nhiều sức lực.
 Các bữa ăn trong ngày
Các bữa ăn trong ngàyNgười phương Tây thường ăn sáng vội vàng, ăn tối qua loa, thường dùng đồ ăn nhanh, bữa trưa vì vậy được coi là bữa ăn thư thái nhất trong ngày khi họ có thể rủ bạn bè ra tiệm dùng bữa. Người phương Đông đề cao tầm quan trọng của cả 3 bữa ăn trong ngày, họ thích sự nóng sốt. Ăn uống qua quýt theo kiểu “cơm đường cháo chợ” là điều không ai thích.
 Phương tiện di chuyển
Phương tiện di chuyểnTrước đây, khi người phương Tây coi ô tô là phương tiện di chuyển hiệu quả nhất, người phương Đông còn đi xe đạp. Giờ đây, người phương Tây lại coi xe đạp là phương tiện di chuyển “lành mạnh” nhất, trong khi đó, người phương Đông đã chuyển sang đi ô tô (nếu có điều kiện).
Cuộc sống của người già
Cuộc sống của người giàDạo chơi công viên ở phương Tây, bạn sẽ bắt gặp nhiều cụ già dắt thú cưng đi dạo. Ở phương Đông, bạn sẽ thấy các cụ già dắt cháu đi chơi.
Tắm táp
Tắm tápNgười phương Tây thích tắm sáng rồi mới đi làm. Người phương Đông thích tắm tối trước khi đi ngủ.
 Ẩm thực sành điệu
Ẩm thực sành điệuNgười phương Tây sành điệu sẽ tìm tới các món Á. Người phương Đông “ăn chơi” sẽ tìm tới các món Âu.
 Thời tiết và cảm xúc
Thời tiết và cảm xúc: Người phương Tây thích nắng, ghét mưa. Họ đặc biệt yêu những ngày nắng (có lẽ vì thế mà họ thích da nâu). Người phương Đông thích cả mưa và nắng. Nắng mưa đối với người phương Đông đều có nét đẹp, nét thú vị riêng.
 Đông Tây trong mắt nhau
Đông Tây trong mắt nhauTrong mắt người phương Tây, người phương Đông đặc trưng với nón lá, thích uống trà và ăn cơm. Người phương Đông ấn tượng với người phương Tây vì mũ nồi cao, xúc xích và bia.
Nguồn: doduyngoc st gui qua mail

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

HÌNH ẢNH THĂM THẦY CÔ 20/11/2013

Ngày 20/11/2013 Mr Quang và một số bạn ở Đà Nẵng thay mặt lớp du lịch 23K3 thăm tặng hoa cho khoa du lịch Trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng.



Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

MỜI HỌP MẶT NHÂN KỶ NIỆM 20/11 NĂM 2013

THÔNG BÁO 
MỜI CÁC BẠN LỚP 23K3 ở Đà Nẵng VÀO LÚC 19 GIỜ NGÀY 19/11/2013 ĐẾN TẠI HỒNG HẠC QUÁN ĐƯỜNG NGUYỄN TRI PHƯƠNG ĐỐI DIỆN BỆNH VIỆN C 17. THAM DỰ HỌP MẶT LỚP NHÂN KỶ NIỆM 20/11 NĂM 2013

Lớp Trưởng
Quang alo
Chi tiết liên hệ: 0905 956168

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

HÌNH ẢNH BAN LIÊN LẠC THĂM HỎI TẶNG QUÀ BẠN QUÝ


Hiện bạn Qúy đang ở chung với nhà ba mẹ, chẳng may con gặp phải rủi ro bệnh tật cột sống bị vẹo phải phẩu thuật nắn lại cho đúng vị trí. Thay mặt Dulich23k3 ban liên lạc hỗ trợ quà và tiền cho bạn để vượt qua thời điểm khó khăn này. Nhận quà Mr Qúy xúc động xin cảm ơn tất cả các thành viên của lớp du lịch 23k3 đã có tinh thần giúp đỡ bạn bè vượt qua những gian khó này. Sau đây là hình ảnh chuyến đi thăm này
 Ba ông Tướng này nhậu rồi mới đi nên thấy mặt ưng dộng cái

Nét thơ ngây của con trẻ rất dễ thương




Rất mong các bạn sẽ phát huy được truyền thống tương thân tương ái tốt đẹp này. Chúc bạn Quý vượt qua khó khăn và chữa lành bệnh cho con.
TM Dulich23k3

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

THÔNG BÁO KẾT QUẢ TRẢ LỜI HÌNH ẢNH CUỐI TUẦN

Có rất nhiều thư gửi về trả lời về hình ảnh nhưng hầu hết không đúng và không rõ về tên địa điểm vị trí chụp tấm hình này. Kết quả đến thời điểm này chưa có ai trả lời đúng.

Đây là hình ảnh sưu tầm trên Internet nên không cần xin bản quyền để đăng lên blog này, hình ảnh được chụp tại mũi né, đây là thành viên của Du lịch 23k3. Sau bao nhiêu năm tháng bạn vẫn còn xinh đẹp như ngày nào, đã sản xuất thêm được 02 thành viên. 
CHÚC BẠN HẠNH PHÚC VÀ THÀNH CÔNG.

TM. DULICH23K3

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

DẤU VẾT CHỮ KHẮC CỔ NHẤT TẠI ĐÀ NẴNG

Đó là các chữ khắc trên hai tấm bia được tìm thấy ở Khuê Trung (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng). Tấm bia đầu tiên được một người Pháp, ông Rougier, phát hiện vào đầu thế kỷ 20 và được Edouard Huber công bố với tên gọi “Bia Hóa Quê” trong bài “Nghiên cứu Đông Dương” trên tạp chí của Viện Viễn Đông Cổ Pháp, số 11, năm 1911, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc Gia Việt Nam.
Tấm bia thứ hai được phát hiện vào thập niên 80 thế kỷ XX. Một người dân đào móng làm nhà đã tìm thấy và báo cho Bảo tàng Đà Nẵng chuyển hiện vật này về bảo tàng. Tấm bia này đang được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng và đã được Arlo Griffiths và Amandine Lepoutre dịch ra tiếng Anh, công bố trong tập “Văn khắc Chămpa tại Bảo  tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng”, cùng với bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Thanh Xuân, xuất bản năm 2012 (sau đây gọi tắt là “Bia Khuê Trung”).
Bia Hóa Quê, đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội (ảnh trái) và Bia Khuê Trung, đang trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.
Bia Hóa Quê, đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội (ảnh trái) và Bia Khuê Trung, đang trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.
Khuê Trung ngày nay là một phần của Hóa Quê xưa. Hóa Quê là một cách đọc của người Quảng Nam đối với chữ Hóa Khuê, vốn là tên gọi vùng đất bao trùm từ khu vực sân bay Đà Nẵng cho đến núi Non Nước (Ngũ Hành Sơn) ngày nay. Tên gọi Hóa Khuê xuất hiện từ thế kỷ 17 trong sách Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An, là tên một trong số 64 xã của huyện Điện Bàn lúc bấy giờ. Trải qua mấy thế kỷ thay đổi tên gọi và địa giới, dấu vết của tên gọi Hóa Khuê còn lưu lại ở một số địa danh ngày nay như Khuê Đông (Vùng Đông của Hóa Khuê), Khuê Trung (Vùng Trung của Hóa Khuê).
Bia Hóa Quê có kích thước 124 cm x 70cm x 33 cm, được khắc trên 4 mặt. Mặt A 17 dòng, chữ Phạn, có nội dung tôn vinh thần Siva thông qua biểu tượng linga; mặt B, 19 dòng, chữ Phạn, ngợi ca vua Jayasimhavarman và vua Bhadravarman cùng các vị đại thần; mặt C, 17 dòng, chữ Phạn, ghi niên đại dựng các tượng thờ; mặt D, 19 dòng, chữ Chăm cổ với một câu  bằng chữ Phạn, nói đến việc gìn giữ tấm bia.
Bia Khuê Trung kích thước 75 cm x 45 cm x 35 cm, có chữ khắc trên 4 mặt, nhưng nhiều chỗ đã mòn, nhất là ở phần giáp mối các mặt bia đều bị sứt vỡ khiến cho việc tái hiện bố cục văn bia gặp khó khăn. Phần đầu của bi ký được viết bằng tiếng Phạn, ngợi ca thần Maharudra, một hóa thân của thần Siva, và vua Jayasimhavarman, ghi lại việc thiết lập một công trình vinh danh vị thần. Phần hai của bi ký được viết bằng Chăm cổ (có xen rải rác một số cụm từ tiếng Phạn), bao gồm danh sách đất đai dâng tặng cho một tu viện.
Bia Hóa Quê được dựng sớm nhất là vào năm 909 hoặc 910, trong thời kỳ của vua Bhadravarman, được tôn vinh trong văn bia: “Đấng quân vương Bhadravarman, một mặt trăng không chút tì vết trên bầu trời, thuộc dòng họ Bhrgu xuất chúng, là bản tâm của chúng sinh, đã đánh thức những đóa sen bằng những tia sáng huy hoàng của Người”. Bia Khuê Trung có ghi ngày dựng bia được tính ra dương lịch là ngày 19 hoặc 20 tháng 2 năm 899, dưới thời của vua Jayasimhavarman: “…trong khi ngài đang cai quản mặt đất một cách tốt đẹp, lấp đầy mong ước của những người trí huệ khát khao công tích… (người mà danh xưng) bắt đầu bằng Jayasimha và chấm dứt bằng varman.”
Hai văn bia này nằm trong giai đoạn xuất hiện một vương triều mới  của Chămpa được nêu trong tấm bia dựng ở Đồng Dương (Thăng Bình, Quảng Nam) ngày 13 tháng 5 năm 875, với vị vua có tên là Indravarman. Những người dựng Bia Hóa Quê đều có quan hệ bà con gần gũi với dòng dõi vua Indravarman. Những dòng ở mặt C văn bia Hóa Quê nói đến những người con đã dựng hình tượng của cha mình, có tên là Ajna Sarthavaha, “là anh của hoàng hậu vua Indravarman, cháu gái của vua Rudravarman….”. Trong khoảng 30 năm từ năm 890 đến năm 920, ngoài hai tấm bia Hóa Quê và Khuê Trung, có khá nhiều văn bia đã được tìm thấy ở các tỉnh bắc miền Trung, từ Quảng Nam đến Quảng Bình. Nội dung các văn bia này cho thấy một tầng lớp quý tộc có vai trò lớn trong xã  hội đương thời. Tầng lớp quý tộc Chămpa giai đoạn này được miêu tả là những người có nhiều kiến thức và tài năng, đặc biệt là họ tham gia vào các hoạt động đối ngoại với các nước lân bang lúc bấy giờ.
Hai văn bia được tìm thấy tại Khuê Trung cùng với dấu tích giếng cổ, tượng thờ chứng tỏ đây là một khu vực khá phát triển về mặt xã hội. Vị đại thần ở Hóa Quê có tên ghi trong văn bia là Ajna Narendra Nrpavitra “thông thạo tất cả các nghi lễ và mọi kinh sách tôn giáo Siva”. Em trai của vị này, có tên là Ajna Jayendrapati, “trí tuệ mẫn tiệp, có khả năng hiểu thông suốt tất cả thông điệp của vua các nước gửi đến chỉ sau khi nhìn lướt qua trong chớp mắt ”. Và ắt hẳn vị trí Hóa Quê đã từng là một thị tứ, một địa điểm “lễ tân” tại cửa ngõ giao thương, tiếp đón các nước đến với Chămpa qua cửa biển Đà Nẵng và cửa Đại Chiêm, vốn là hai cửa biển được nối thông bằng sông Cổ Cò, tiếp giáp với Hóa Quê. Đây cũng là đầu đường sông dẫn đến vùng đồng bằng và trung du, kể cả có đường sông đến vùng Thanh Chiêm, Trà Kiệu, Mỹ Sơn, là những trung tâm kinh đô và tôn giáo của vương quốc Chămpa.
Trong các văn bia Chămpa thường xuất hiện nhiều điển tích, ý tưởng có nguồn gốc từ thần thoại Ấn Độ. Đặc biệt trong văn bia Hóa Quê ta thấy đầy đủ câu chuyện về Linga của thần Siva giống hoàn toàn với nội dung của bản kinh Lingapurana của Ấn Độ.  Điều này chứng tỏ văn hóa Ấn Độ đã thâm nhập khá sâu rộng ở Chămpa thời kỳ này. Trong văn bia Khuê Trung, có nói đến việc lập một vihara (tu viện) tại khu vực này. Tu viện được miễn thuế và nhằm khuyến khích dharma (giáo luật). Chi tiết này gợi cho chúng ta ý tưởng rằng khu vực này không chỉ là khu đền tháp thờ tự mà còn là một trung tâm giáo dục tín ngưỡng đương thời, là nơi tu tập của tăng lữ và được sự bảo trợ của vua Chămpa.
Các thông tin về đồ trang sức và các món quà quý giá do vua Chăm tặng cho các quý tộc nhắc đến trong văn bia Hóa Quê phản ánh thị hiếu thẩm mỹ, những tiêu chuẩn về ăn mặc, phương tiện đi lại được đánh giá cao trong xã hội Chămpa lúc bấy giờ: “Vòng hoa vinh dự được đặt lên đầu, dấu tilaka tuyệt vời được tô trên trán, một bộ hoa tai tốt nhất, một cặp áo dài có với những đường chỉ vàng trang trí, một cây kiếm có chuôi nạm vàng, một lọ hoa và một ciranda trắng như bạc, một chiếc dù làm bằng lông công và vô số bình, lọ và một chiếc kiệu có cán bằng bạc. Tất cả những vật đó khó ai trên thế gian có được, đã được đức vua trao tặng cho Người vì sự trung thành đối với các mệnh lệnh của hoàng gia. Người ngồi cạnh đức vua trong chiếc kiệu, dưới chiếc lọng làm bằng lông công, hộ tống bởi đội quân nhạc, bước xuống một cách kiêu hãnh. Cỡi trên lưng voi, bao bọc bởi muôn ngàn binh lính, Người tỏa sáng uy nghiêm lộng lẫy như tia nắng mặt trời dưới chiếc dù làm bằng những chiếc lông chim công”.
Có thể nói hai văn bia Hóa Quê và Khuê Trung là những hiện vật hết sức giá trị về mặt khảo cổ học, là những minh chứng trực quan về lịch sử và văn hóa Chămpa tại vùng Đà Nẵng. Hai tấm bia quý hiếm này góp phần làm cho bức tranh về di sản văn hóa Chămpa tại Đà Nẵng càng rõ nét bên cạnh những dấu vết kiến trúc, điêu khắc và sinh hoạt xã hội khác.
Võ Văn Thắng
Nguồn: baodanang.vn

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

NGƯỜI NAM CHÂM

Lâu nay chúng ta vẫn thường thấy các màn biểu diễn hút kim loại (muỗng, nĩa…) của các “kỳ nhân” nước ngoài, ít ai biết rằng ở Việt Nam cũng có người đầy khả năng kỳ diệu như vậy và còn hơn thế nữa. 
>> Kỳ nhân xứ Việt - Kỳ 1: Ông đồ tí hon quên chữ 
Kỷ lục gia hiện đang được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam (Vietkings) công nhận Người có khả năng hút đá tảng nặng nhất là anh Nguyễn Xuân Ngoạn ở địa chỉ 102 Bình Giã (TP.Vũng Tàu) với thành tích “hút” được tảng đá hoa cương nặng đến 85 kg (lập ngày 22.10.2011). Cơ thể của anh Ngoạn không chỉ hút được đá mà còn hút được các vật kim loại, thủy tinh, gỗ… Anh còn có khả năng đi chân trần trên than hồng, đi trên mảnh vỡ thủy tinh.
Khám phá năng lực kỳ lạ
Tiếp xúc với chúng tôi, chàng trai sinh năm 1980 này thẳng thắn bày tỏ: “Tất cả những khả năng tôi có đều do tập luyện cảm xạ học. Tôi tập luyện để nâng cao sức khỏe là chính, thỉnh thoảng biểu diễn cho vui thôi nên rất ngại lên báo. Hơn nữa thời gian này, vợ mới sinh nên bận rộn lắm”.
 Kỳ nhân xứ Việt - Kỳ 2: Người nam châm
Kỷ lục gia Nguyễn Xuân Ngoạn hút tảng đá nặng 85 kg - Ảnh: NV cung cấp
Nguyễn Xuân Ngoạn sinh ở thôn Đồng Quan, xã Quang Trung, huyện Kinh Môn (Hải Dương). Năm 2002, anh từ giã làng quê vào TP.HCM lập nghiệp và trở thành kỹ thuật viên của Công ty TNHH truyền hình cáp Saigontourist, được phân về chi nhánh Vũng Tàu. Năm 2009, Trung tâm văn hóa (TTVH) tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu mở lớp “Năng lượng cảm xạ học”, được nhiều người ghi danh theo học. Thấy môn học có nhiều điều hay, lạ, thế là Ngoạn cũng tham gia. Đó là bước đầu tiên để Ngoạn dần dần tiếp cận phương thức khám phá những khả năng kỳ diệu của con người ngay chính trên thân thể mình.
Một lần đi dã ngoại ở mũi Kê Gà (Bình Thuận), chứng kiến những anh em “cảm xạ học” TP.HCM biểu diễn kỹ thuật hút muỗng, nĩa rất ấn tượng. Về nhà Ngoạn cũng bắt chước lấy muỗng, bàn ủi (bàn là) bày ra rồi vận công, nâng khí như các đồng môn từng làm. Kỳ lạ thay, tuy những vật lớn, nặng không mấy tác động nhưng những vật dụng nhỏ bằng kim loại (muỗng, nĩa) đã dính chặt vào người anh như bị sức hút của một thỏi nam châm.
 

Hiện nay, vì bận rộn với công việc kỹ thuật viên, lại phải chăm sóc vợ con (mới sinh) nên Ngoạn không còn nhiều thời gian để luyện tập, thỉnh thoảng anh chỉ tham gia biểu diễn nhằm quảng bá bộ môn cảm xạ học, bởi nhiều người còn nhầm tưởng việc đi trên than hồng, đi trên mảnh chai sắc nhọn là phù phép, bùa ngải… Thực ra, nếu được hướng dẫn một cách bài bản và tự tin, thắng sự sợ hãi thì ai cũng có thể làm được, thậm chí than hồng còn giúp lưu thông khí huyết trong cơ thể, có người khỏi bệnh nấm chân, chai gót, ra mồ hôi tay, hết được chứng lạnh sống lưng… Cảm xạ học còn giúp người luyện tập cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của mình.

Phấn khởi với thành công bước đầu, Nguyễn Xuân Ngoạn càng quyết tâm luyện tập. Ngoài những giờ học ở TTVH tỉnh, anh còn tìm kiếm thêm tài liệu, sách báo, nhất là cuốn sách “gối đầu giường”: Hướng dẫn thực hành môn cảm xạ, trình độ A-B-C của bác sĩ Dư Quang Châu (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu cảm xạ học Việt Nam - Trưởng bộ môn cảm xạ học Việt Nam), đồng thời học hỏi thêm kinh nghiệm từ các đồng môn để tiếp cận với các phương thức nhằm khai thác tối đa những khả năng tiềm ẩn của con người ngay trên thân thể của chính mình. Theo thời gian, trọng lượng của các vật mà Ngoạn hút được cứ tăng dần lên, thân thể của anh không chỉ hút được các vật bằng kim loại mà còn hút được cả gỗ, đá…
Hút tảng đá 85 kg
Ngày 28.2.2011, tại lễ khai giảng lớp năng lượng cảm xạ học khóa 6 do TTVH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức, Nguyễn Xuân Ngoạn đã biểu diễn khả năng hút đá tảng và anh đã hút thành công tảng đá hoa cương nặng 51 kg. Với thành tích này, Ngoạn trở thành người hút được đá tảng nặng nhất trong các thành viên cảm xạ học trên cả nước. Từ đó biệt danh Người nam châm đã được mọi người đặt cho chàng trai Nguyễn Xuân Ngoạn.
Không dừng lại ở đó, chỉ 4 tháng sau (ngày 12.6.2011) trước đông đảo khán giả tại TTVH Bà Rịa-Vũng Tàu, Ngoạn đã hút thành công tảng đá nặng 68 kg. Luyện tập miệt mài còn hơn lực sĩ cử tạ, đến ngày 22.10 cùng năm đó, anh lại hút được phiến đá có sức nặng còn hơn cả trọng lượng cơ thể mình: 85 kg! Và với thành tích trên, Ngoạn được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là Người có khả năng hút đá tảng nặng nhất.
Nguyễn Xuân Ngoạn cho biết: “Không phải ai luyện tập cảm xạ học cũng có khả năng hút dính đồ vật, điều đó còn tùy vào năng lượng, cơ địa của mỗi người. Riêng về hút đá, hiện nay tôi mới chỉ hút được những tấm đá có mặt phẳng chứ chưa hút được đá tự nhiên có dạng lồi lõm, gồ ghề. Nhiều người lầm tưởng là khi hút đá thì toàn bộ phần ngực và bụng của người vận công sẽ tiếp xúc bề mặt của đá, kỳ thực chỉ có vài điểm nhất định trên cơ thể là hút chặt lấy bề mặt phiến đá mà thôi. Khi hút đá, người thực hiện phải nắm vững mọi kỹ năng và làm chủ năng lượng của mình. Nếu sai sót có thể sẽ bị gãy cột sống. Khi hút, cơ thể nóng bừng lên, đặc biệt là vùng cột sống. Sau khi hút, những điểm tiếp xúc với vật bị đỏ ửng, phải mất vài phút sau mới trở về trạng thái ban đầu”.
Hà Đình Nguyên
Nguồn: Thanhnien.com.vn


Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

BỨC TƯỢNG PHẬT KHIẾN NHIỀU NGƯỜI PHẢI "ĐỎ MẶT"

 
Hình ảnh cô gái khỏa thân trong bức tượng Phật “nhạy cảm” đã gây nên những cuộc tranh cãi nảy lửa trong cộng đồng mạng VN. Nghi vấn về nhân vật này đã có câu trả lời.
 
“Cô gái” đó chính là Shakti – tên tiếng Phạn của một lực lượng siêu nhiên đại diện cho năng lượng vũ trụ sơ khai, khởi nguồn của sáng tạo, sự sinh sản và mang bản chất nữ tính.
 
Shakti có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo, đôi khi còn được hiểu như “Mẹ thiên chúa vĩ đại” trong thế giới quan của Ấn Độ giáo.
 
Thuật ngữ Shakti được du nhập vào Phật giáo Mật Tông sau khi tông phái này ra đời.
 
Nepal và Tây Tạng, những vùng đất nằm trên dãy Himalaya là nơi Mật Tông phổ biến nhất. Tại đây, hình tượng Shakti ôm Phật được gọi là Hoan Lạc Phật.
 
Trong Ấn Độ giáo cũng có một hình ảnh tương tự Hoan Lạc Phật, đó là thần Shiva - tượng trưng cho sự hủy diệt - kết hợp với Shakti - sự sáng tạo (như trong ảnh).
 
Khi được đưa vào Phật giáo, Shakti không còn mang ý nghĩa nguyên bản là sự sáng tạo và sinh sản. Thay vào đó, Shakti trở thành biểu tượng của trí tuệ.
 
Sự “âu yếm”, “ôm ấp” giữa Đức Phật và Shakti chính là sự kết hợp viên mãn giữa thể xác và trí tuệ, trong đó thể xác tìm kiếm sự giải thoát thông qua trí tuệ.
 
Sự “hoan lạc” trong Hoan Lạc Phật là sự hoan lạc của một con người đã khai mở trí tuệ chứ không phải sự hoan lạc dục tính giữa nam và nữ.
 
Có thể ví von, nếu thành tựu cao nhất trong mối quan hệ nam nữ phàm tục là “lên đỉnh”, thì thành tựu của mối quan hệ giữa Đức Phật và Shakti chính là cõi Niết Bàn.
 
Bên cạnh cách giải thích như trên, còn có nhiều quan niệm khác về ý nghĩa của hình tượng Hoan Lạc Phật.
 
Một quan điểm cho rằng người phụ nữ không mảnh vải che thân với những động tác gợi tình tượng trưng cho sự quyến rũ trần tục.
 
Trong khi đó sự bình thản của Đức Phật là minh chứng cho cái tâm đã được giải thoát khỏi bụi trần.
 
Chính sự giải thoát này là niềm hoan lạc vĩ đại nhất mà một con người có thể đạt được trong kiếp sống của mình.
 
Một thuyết khác coi người phụ nữ khỏa thân là tượng trưng cho tín đồ dị giáo. Thái độ của người phụ nữ này chính là biểu hiện sự hàng phục giáo lý nhà Phật.
 
Trở lại với bức tượng “gái khỏa thân ôm Phật” làm xôn xao dân mạng Việt Nam. Dù không thể xác định bức ảnh được chụp ở đâu, nhưng chắc chắn những bức tượng như vậy có thể được tìm thấy dễ dàng tại Tây Tạng, Nepal và một số vùng khác ở Nam Á, nơi có Phật giáo Mật Tông.
 
Việc dư luận Việt Nam đưa ra những suy diễn “không lành mạnh” về bức tượng Hoan Lạc Phật mà không tìm hiểu về ý nghĩa cao quý của bức tượng này thực sự là một điều đáng tiếc.
Nguồn : Theo Kiến Thức